Phân biệt các loại Inox

Worldwide Sourcing Solution
Bạn có biết rằng có hơn 100 loại thép không gỉ khác nhau? Chúng khác nhau tùy thuộc vào thành phần vật liệu và số lượng tương ứng của chúng. Ví dụ, thép Austenit có khả năng chống ăn mòn cao hơn trong khi thép Mactenxit có tới 18% crom và được sử dụng để chế tạo dụng cụ phẫu thuật.

Nhưng hầu hết mọi người thường tò mò sự khác biệt giữa thép không gỉ SS304 và SS316 là gì. Những kim loại này trông gần như giống hệt nhau, nhưng chúng có một số khác biệt chính khiến chúng phù hợp với các ứng dụng khác nhau.

Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa thép không gỉ 304 và 316.

Thép không gỉ 304 là gì?
Thép không gỉ 304 còn được gọi là SS304 thường rẻ hơn thép không gỉ 316. Kim loại này chứa tới 18% crom và lên đến 8% niken. Nó là một kim loại mạnh có khả năng chống ăn mòn cao và có thể dễ dàng chế tạo. Đây được coi là một trong những loại thép Austenit phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Thép không gỉ 304 là gì? 
Thép không gỉ 304 còn được gọi là SS304 thường rẻ hơn thép không gỉ 316. Kim loại này chứa tới 18% crom và lên đến 8% niken. Nó là một kim loại mạnh có khả năng chống ăn mòn cao và có thể dễ dàng chế tạo. Đây được coi là một trong những loại thép Austenit phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. 

Khi nói đến mục đích sử dụng, SS304 có thể được tìm thấy trong bồn rửa nhà bếp và các thiết bị khác như máy nướng bánh mì và lò vi sóng. SS304 cũng được sử dụng để chế tạo bình chịu áp lực, vỏ bánh xe cũng như để làm mặt dựng. 

Một trong những ưu điểm chính của kim loại này là thực tế là nó có thể ngăn ngừa ô nhiễm sản phẩm, vì vậy nó thường được sử dụng để chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm. 

Thép không gỉ 316 là gì? 
Một trong những điểm khác biệt chính giữa thép không gỉ 316 và thép không gỉ 304 là 316 chứa đến 2% molypden. Việc bổ sung thành phần hóa học này làm cho SS316 thậm chí còn có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa cao hơn. Kim loại này cũng có lượng niken cao hơn một chút và nó chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh và phốt pho. Nhờ thực tế là SS316 có khả năng chống ăn mòn cao hơn, nó thường được sử dụng trong các ứng dụng hàng hải. 

Nó có thể dễ dàng chống lại clorua có trong môi trường nước mặn và nó cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp lọc khí. SS316 cũng được sử dụng để sản xuất dụng cụ phẫu thuật và nó rất phổ biến trong ngành công nghiệp giấy. Nó được coi là đắt hơn một chút so với SS304, nhưng không nhiều. 

Làm thế nào để biết vật liệu nào là SS304 hoặc SS316? 
Như đã đề cập trước đó, hai kim loại này gần như giống hệt nhau về bề ngoài. Không có cách nào thực sự để biết cái nào là cái nào trừ khi bạn nhận được báo cáo kiểm tra vật liệu. 

Báo cáo này chứa thành phần hóa học của từng kim loại và nó thường được gửi khi bạn nhận được thép không gỉ 304 và 316. Các nhà sản xuất thậm chí có thể vẽ một "6" lớn trên SS316 để giúp bạn phân biệt nó với SS304. Mặc dù hai kim loại này có những điểm khác biệt quan trọng, nhưng chúng cũng có rất nhiều điểm chung. Ví dụ, cả SS304 và SS316 đều rất bền và có thể được sử dụng trong nhiều thập kỷ trong các ứng dụng khác nhau. Chúng vừa dễ tạo hình và có thể được chế tạo với chi phí nhỏ so với các loại thép khác. 

Bây giờ bạn đã biết sự khác biệt giữa thép SS304 và SS316! 

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được những điểm giống và khác nhau giữa SS304 và SS316. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc bạn muốn ai đó hỗ trợ bạn khi đặt hàng thép SS304 và SS316, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Hàn Quốc: Nhu cầu thép có thể đạt 48 triệu tấn trong năm 2020, thấp nhất 11 năm qua

 Theo Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc (KOSIA), hu cầu thép của quốc gia này được dự báo sẽ xuống mức thấp nhất trong 11 năm vào năm 2020 do ảnh hưởng của đợt bùng phát Covid-19.

Cụ thể, nhu cầu thép trong nước có khả năng đạt mức 48 triệu tấn trong năm nay, giảm khoảng 8% so với 53.2 triệu tấn một năm trước đó do sản xuất, xây dựng và các ngành công nghiệp chủ chốt khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Con số này được dự báo là thấp nhất do nhu cầu thép của nước này từng giảm xuống còn 45.4 triệu tấn vào năm 2019 so với 58.6 triệu tấn của năm trước do khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Kể từ khi bắt đầu tăng trở lại vào năm 2010, nhu cầu thép trong nước đã duy trì ở mức trên 50 triệu tấn trong 10 năm qua. Các nguồn tin trong ngành cho biết nhu cầu thép trong nước dự kiến sẽ duy trì ở mức 50 triệu tấn trong năm tới chủ yếu là do nhu cầu của ngành đóng tàu trì trệ.

Hiệp hội cũng dự đoán Hàn Quốc cũng xuất khẩu khoảng 29 triệu tấn thép các loại trong năm nay do tác động của Covid-19, giảm xuống dưới mức 30 triệu tấn lần đầu tiên sau 7 năm.

Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu thép của Hàn Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Hàn Quốc với thị phần 22%, tiếp theo là Trung Quốc với 19% và Nhật Bản với 11%.

Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4.6 triệu tấn trong giai đoạn 10 tháng. Tuy nhiên, xuất khẩu thép năm 2020 của Hàn Quốc sang Nhật Bản được cho là sẽ giảm khoảng 20% so với một năm trước do nhu cầu từ quốc gia láng giềng sụt giảm.

Nguồn tin: PetroTimes

Giá thép xây dựng hôm nay 21/12: Chưa dứt đà tăng, thép thanh chạm ngưỡng 4.451 nhân dân tệ/tấn

 Giá thép hôm nay tăng lên mức 4.451 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép của Ấn Độ đang ở mức cao nhất trong 12 năm qua do nhu cầu cao hơn trong bối cảnh sản xuất giảm và nhập khẩu hạn chế.

Giá thép hôm nay tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 203 nhân dân tệ lên mốc 4.451 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Tên loạiKì hạnNgày 21/12Chênh lệch so với ngày hôm qua
Giá thépGiao tháng 5/20214.451+203
Giá đồngGiao tháng 2/202159.200+80
Giá kẽmGiao tháng 2/202121.845-25
Giá nikenGiao tháng 2/2021131.050+560
Giá bạcGiao tháng 2/20215.613+188

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Dữ liệu mới đây của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, quốc gia này đã sản xuất khoảng 23,27 triệu tấn thép cây trong tháng 11, nâng tổng sản lượng từ tháng 1 đến tháng 11 lên 242,67 triệu tấn, tăng 4,9% so với cùng kì năm ngoái.

Thép cây là kim loại được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Lĩnh vực này chiếm hơn 35% tổng lượng tiêu thụ thép trong nước nói chung.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tiêu thụ thép trong lĩnh vực bất động sản có khả năng sẽ chậm lại vào năm 2021 do chính phủ trung ương Trung Quốc thắt chặt nguồn tài chính, S&P Global Platts đưa tin.

Tại Ấn Độ, thép và xi măng là hai nguyên liệu đầu vào quan trọng trong lĩnh vực xây dựng.

Lo ngại về việc giá hai mặt hàng này ngày càng tăng cao, ông Nitin Gadkari, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Ấn Độ đã viết một lá thư cho Thủ tướng Narendra Modi để nhờ ông can thiệp.

Ông Nitin Gadkari cho biết: “Các công ty thép đã tăng lãi suất 55% trong vòng 6 tháng qua. Tôi đã viết thư cho Thủ tướng Chính phủ và đề nghị rằng vấn đề này nên được thảo luận ở cấp cao nhất”.

Ông nhận định, việc giá thép và xi măng tăng cao là điều không nên bởi nó đồng nghĩa với việc điều chỉnh tăng các chi phí khác, bao gồm chi phí lao động, điện năng và nguyên liệu thô, gây áp lực lên các nhà đầu tư.

Bộ trưởng cho biết, nếu các công ty thép và xi măng tuân theo chính sách tăng giá hiện tại thì các dự án cơ sở hạ tầng đang triển khai của Ấn Độ sẽ trở nên bất khả thi về mặt kinh tế, buộc chính phủ phải thay đổi nhiều chính sách liên quan đến tiêu dùng.

Các nhà sản xuất thép trong nước đã tăng giá gấp ba lần trong nhiều tuần liên tiếp, điển hình là giá thép cuộn cán nóng chuẩn trên thị trường tại Mumbai đã tăng 43% lên 52.000 rupee/tấn từ mức 36.500 tấn vào tháng 7.

Hiện tại, giá thép của Ấn Độ đang ở mức cao nhất trong 12 năm qua do nhu cầu cao hơn trong bối cảnh sản xuất giảm và nhập khẩu hạn chế, theo Financial Express.

Nguồn tin: Vietnambiz

Giá thép phế liệu cao ngất ngưởng, chạm đỉnh 7 năm

 Nhu cầu nguyên liệu thép của Trung Quốc tăng nhanh đã đẩy giá thép phế liệu thế giới tăng mạnh trong thời gian qua. Trong vòng hơn 9 tháng qua, giá thép phế đã tăng gần gấp đôi.

Giá thép phế của Nhật Bản cũng tăng mạnh. Theo đó, các nhà máy thép Nhật đã nâng giá thu mua phế liệu thép 7 lần chỉ trong 17 ngày qua do nguồn cung trong nước eo hẹp. Nhà máy thép Tahara đã tăng giá thu mua thêm 1.000 JPY (9,69 USD)/tấn lên 41.500 – 42.500 JPYY/tấn, còn nhà máy Okayama tăng 1.500 JPY lên 40.500 JPY/tấn trong tuần tới 18/12.

Tương tự, các nhà máy máy thép Kyushu và Utsunomiya cũng nâng giá thu mua phế liệu thêm 1.500 JPY/tấn lên 38.000 JPY/tấn, còn nhà máy Takamatsu nâng thêm 2.000 JPY lên 37.500 JPY/tấn.

Thông tin từ các nhà máy thép Hàn Quốc cho biết họ đang mua phế liệu Shindachi với giá 47.000 JPY/tấn (cfr) và phế liệu HS ở mức giá 46.000 JPY/tấn.

Bảng giá sắt thép trên thị trường thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Xu hướng giá thép phế liệu của Trung Quốc song song với đà tăng giá phế liệu toàn cầu. Chỉ số giá thép phế liệu của Mysteel đã tăng lên mức cao nhất kể từ 1/4/2013 sau 7 tuần tăng liên tiếp giữa bối cảnh nhu cầu mạnh từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc và giá thép thành phẩm cũng như các nguyên liệu chính trong sản xuất thép đều tăng.

Theo đó, tại thị trường Trung Quốc ngày 11/12, giá chạm 2.750,5 CNY (420,6 USD)/tấn (đã cộng 13% VAT).

Các nhà máy thép Trung Quốc đã tích cực thu mua phế liệu để tăng lượng dự trữ lên một mức nhất định, đủ dùng trong những tháng mùa Đông.

Dự trữ thép phế liệu tại 61 nhà sản xuất lò cao và lò điện-hồ quang của Trung Quốc đã tăng trong tuần thứ sáu liên tiếp, tuần kết thúc vào 10/12 thêm 36.600 tấn so với tuần trước đó, tương đương 1,1%, lên 3,3 triệu tấn, đủ dùng cho cho 13 ngày, theo kết quả khảo sát của Mysteel.

Dữ liệu của Mysteel cho thấy, giá thép Q235 4,75mm HRC của Trung Quốc đã tăng liên tiếp 8 tuần, thêm 278 CNY/tấn trong tuần thứ 2 của tháng 12, lên 4.494 CNY/tấn (đã bao gồm 13% VAT).

Tại Việt Nam, giá thép phế cũng đang tăng nhanh. Theo đó, trong tuần tới 18/12, giá chào bán phế liệu H2 của Nhật ở mức 450 – 460 USD/tấn, cfr Việt Nam, tăng 40 USD/tấn so với tuần trước đó; giá giao dịch chỉ thấp hơn chút ít, là 450 – 455 USD/tấn. Một số khách hàng muốn mua với giá 420 – 430 USD/tấn, nhưng các nguồn tin cho hay, ở mức chào mua đó thì khó có hợp đồng nào được ký kết.

Phế liệu HS của Nhật theo hợp đồng lớn đang được chào giá 485 – 490 USD/tấn, cfr, trong khi loại HMS 1 & 2 (80:20) xuất xứ Đông Nam Á được chào giá 450 USD/tấn cfr Việt Nam; H1 & H2 xuất xứ Hồng Kông (50:50) được chào giá 442 USD/tấn, cfr Việt Nam.

Thép phế HMS 1 & 2 (80:20) khối lượng lớn của Bờ Tây Mỹ chào bán cho Việt Nam là 460 – 470 USD/tấn, cfr Việt Nam, cũng tăng 20 – 30 USD/tấn so với tuần trước.

Tuy nhiên, các nhà máy thép Việt Nam nhìn chung không theo đuổi giá tăng, nên hầu như không có hồ sơ dự thầu nào trong tuần này. Trái lại, các nhà sản xuất phôi thép Việt Nam đang cạnh tranh với các nhà máy phôi thép Trung Quốc để cung cấp hàng xuaatsa khẩu cho các khách hàng trong khu vực.

Giá phế liệu thép trong nước của Việt Nam hiện ở mức 8.200 đồng/kg (345,14 USD/tấn) đối với loại 3mm, tương đượng loại H2; trong khi phế liệu chất lượng cao (busheling scrap) giá 8.800 đồng/kg.

Nguồn tin: Cafef